Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991, tình hình thế giới biến đổi mạnh mẽ đã chi phối các mối quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ của Mỹ với các nước nói riêng. Với sự sụp đổ của Liên Xô, Mỹ vươn lên vị trí hàng đầu trong thế giới đơn cực tạm hình thành và xây dựng một chính sách bá quyền mới để khẳng định và phát huy địa vị của mình. Trên tất cả các khu vực của thế giới, Mỹ là siêu cường duy nhất có sức mạnh quân sự, chính trị, kinh tế không ai có thể thách thức và là nhân tố quyết định trong bất cứ cuộc xung đột nào ở bất cứ nơi nào mà Mỹ dính líu vào. Giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh là thời điểm mà “khoảnh khắc đơn cực” dẫn dắt nước Mỹ tiến hành những chính sách đối ngoại đầy phiêu lưu và đặc thù. Từ Chiến lược “Vượt lên ngăn chặn” của Tổng thống George W.H. Bush, Mỹ tuyên bố thiết lập trật tự thế giới mới, phát động chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất (1991) và đưa lực lượng tới đóng quân lâu dài ở Trung Đông, đến “Cam kết và mở rộng” của Tổng thống Bill Clinton và đặc biệt là Học thuyết của George W. Bush về “Chiến tranh phòng ngừa” (2001) với hai cuộc chiến tranh ở Afganistan và Iraq, Mỹ đã khẳng định quyền lực tối thượng của mình trong trật tự thế giới mới.
Nội dung cuốn sách bao gồm:
Chương 1: Những nhân tố tác động đến quan hệ Mỹ - Pakistan thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.
Chương 2: Quan hệ song phương Mỹ - Pakistan thời kỳ hậu chiến tranh lạnh.
Chương 3: Một số nhận định về quan hệ Mỹ