Việc Mỹ sử dụng vấn đề tôn giáo trong chính sách đối ngoại là một vấn đề không mới và đã tác động đến chính sách các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu những nhân tố tác động tới quá trình hình thành một xã hội Mỹ đa dạng về tôn giáo trong khi triển khai quan hệ đối ngoại với một số nước trên thế giới và cũng cố gắng phân tích vấn đề tôn giao đã tạo nên những điểm đáng lưu ý trong quan hệ Việt-Mỹ.
Cuốn sách gồm những nội dung chính sau:
Chương I: Tôn giáo Mỹ: Quá trình hình thành và một số đặc trưng cơ bản. Đầu tiên là những cơ sở hình thành quốc gia đa tôn giáo Mỹ. Thứ hai là những thay đổi và phát triển của tôn giáo Mỹ trong quá trình lịch sử. Thứ ba là tôn giáo trong đời sống-xã hội Mỹ.
Chương II: Tôn giáo và quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Phần này bao gồm tôn giáo với chính sách đối ngoại Mỹ. Mối quan hệ và nền tảng tư tưởng. Tôn giáo và các cơ quan hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại Mỹ. Một số phương cách Mỹ sư dụng trong triển khai chính sách tôn giáo ngoài biên giới quốc gia.
Chương III: Một số điển cứu về việc sử dụng vấn đề tôn giáo trong quan hệ đối ngoại Mỹ. Trình bày vấn đề tôn giáo trong quan hệ Mỹ-Trung. Vấn đề tôn giáo trong quan hệ Mỹ-Nga. Vấn đề tôn giáo trong quan hệ giữa Mỹ và các nước Hồi giáo.
Chương IV: Vấn đề tôn giáo trong quan hệ Mỹ-Việt. Tôn giáo và chính sách tôn giáo tại Việt Nam. Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong vấn đề dân chủ, nhân quyền và tôn giáo.Mỹ và việc sử dụng vấn đề tôn giáo trong quan hệ với Việt Nam.