Chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ sau khủng hoảng tài chính

15/03/2018

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ đã ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của nền kinh tế Mỹ. Nó đã làm cho nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ bị phá sản do thiếu vốn kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn; hàng vạn người bị mất việc làm hàng tháng (bình quân hàng tháng 84 vạn người bị mất việc làm trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2008); tỷ lệ thất nghiệp gia tăng; tăng trưởng kinh tế rơi vào suy thoái nghiêm trọng.

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ đã ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của nền kinh tế Mỹ. Nó đã làm cho nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ bị phá sản do thiếu vốn kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn; hàng vạn người bị mất việc làm hàng tháng (bình quân hàng tháng 84 vạn người bị mất việc làm trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2008); tỷ lệ thất nghiệp gia tăng; tăng trưởng kinh tế rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Để cứu vãn nền kinh tế, chính quyền Tổng thống Obama một mặt đã bơm các gói cứu trợ QE1, QE2, QE3[1] vào nền kinh tế, mặt khác chính phủ nước này đã có những chính sách ưu đãi thuế, chính sách hỗ trợ và phát triển đối với không chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà cả các tập đoàn kinh tế lớn, các TNCs nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm và tăng cường hoạt động xuất khẩu. Mục tiêu này đã được tổng thống Obama ký lệnh số 12.870 năm 2010 “Sáng kiến xuất khẩu quốc gia (NEI)” với mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm tới và hỗ trợ tạo ra thêm hàng triệu việc làm mới.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) – doanh nghiệp có từ 500 nhân viên trở xuống, là sương sống của nền kinh tế Mỹ khi họ chiếm hơn 50% tổng số lao động Mỹ; cung cấp khoảng 64% trong tổng số việc làm mới được tạo ra; sản xuất ra 51% tổng sản phẩm của khu vực tư nhân; chiếm 47% tổng doanh thu bán hàng; chiếm 34% doanh thu xuất khẩu hàng hóa; và chiếm 98 % tổng số các nhà xuất khẩu của Mỹ. Con số này chưa nói hết vai trò của các doanh nghiệp này đối với tăng trưởng kinh tế và ổn kịnh kinh tế xã hội của Mỹ trong thời gian qua. Doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn, tạo thêm nhiều việc làm và trả lương cao hơn các doanh nghiệp tương tự không có hoạt động xuất khẩu. Điều này cho thấy, SMEs của Mỹ ngày càng có vị trí rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế xã hội của nước này và đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng của cường quốc số 1 thế giới ngày nay.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp rất nhiều khó khăn thách thức về nguồn vốn, công nghệ và khả năng tiếp cận thị trường,...Chính phủ Mỹ đã có những biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp này bằng nhiều biện pháp khác nhau như các chính sách ưu đãi về thuế, các chính sách hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ về môi trường kinh doanh,... Các chính sách này có thực sự hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ phát triển trong thời gian qua và trong những năm tới? Điều này cần được nghiên cứu.

Mặt khác, trong bối cảnh Việt Nam đã và đang tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại song phương và đa phương, việc tìm hiểu chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ để Nhà nước xây dựng khung pháp lý ổn định vừa đảm bảo các cam kết về hội nhập quốc tế, vừa có những chính sách hỗ trợ và phát triển SMEs phù hợp tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hoạt động hiệu quả, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

Với lý do như vậy, việc nghiên cứu “chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ sau khủng hoảng tài chính” là có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn.

Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đặt ra, nội dung nghiên cứu đề tài được chia thành 2 Chương:

Chương 1: Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế Mỹ

Chương 2: Chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ


[1]  QE là 1 công cụ tiền tệ được các NHTW sử dụng để kích thích nền kinh tế, là gói nới lỏng định lượng


Ths. Phạm Thị Hiếu

Viện NC Châu Mỹ


Xem tin phát hành ngày:
Tạp chí khoa học xã hội và nhân văn trên sóng truyền hình VTV2 (04/12/2018) Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam (06/12/2014) Tiết mục của Viện Kinh tế chính trị Thế giới (06/12/2015)

CỔNG THÔNG TIN VIỆN NGHIÊN CỨU CHÂU MỸ

Bản quyền thuộc về Viện nghiên cứu Châu Mỹ

Địa chỉ: Tầng 11 tòa nhà số 1, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

Điện thoại: (846) 2730427 Fax: (846) 2730427

Email: vias@vass.gov.vn