Chủ nhiệm đề tài: Ths. NCVC. Nguyễn Thị Hạnh
Năm hoàn thành: 2012
Đề tài nghiên cứu làm rõ sự điều chỉnh chiến lược của Hoa Kỳ đối với châu Á sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và tác động của nó đối với Việt Nam trong thập kỷ tới. Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài sẽ triển khai nghiên cứu các nội dung chính sau:
1. Các yếu tố quy định sự điều chỉnh chíến lược của Hoa Kỳ đối với châu Á sau khủng hoảng tài chính; 2. Điều chỉnh chiến lược của Hoa Kỳ đối với châu Á sau khủng hoảng tài chính toàn cầu; 3. Tác động của sự điều chỉnh chiến lược của Hoa Kỳ đối với châu Á sau khủng hoảng tài chính toàn cầu đến Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008), Hoa kỳ thực hiện sự điều chỉnh chiến lược “quay trở lại châu Á”, trong đó có sự điều chỉnh với các thể chế khu vực và các nước. Sự điều chỉnh chính là, sự can dự nhiều hơn – hay còn gọi là chiến lược “tái cân bằng” của Hoa Kỳ với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Châu Á nói riêng. Sự điều chỉnh chiến lược như trên được thực hiện cụ thể trên một số nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, Hoa Kỳ tăng cường các quan hệ song phương với các nước đồng minh thân cận như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, philipines có nguyên tắc; Thứ hai, tăng cường quan hệ với các nước ngoài đồng minh mới nổi, có vị trí và vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Xingapo, Việt Nam, Malaysia…. Trong đó, quan hệ với Trung Quốc được Mỹ coi là mối quan hệ song phương quan trọng và có nhiều thách thức nhất. Bởi vậy, Hoa Kỳ luôn cẩn trọng trong quan hệ, nhất quán và năng động trên cơ sở trung thành và đảm bảo các nguyên tắc và lợi ích của Hoa Kỳ; Thứ ba, tăng cường can dự vào các thể chế khu vực như ASEAN, APEC, vì Hoa Kỳ cho rằng việc đối phó với các thách thức xuyên quốc gia thì cần các thể chế có khả năng tập hợp nhiều nước; Thứ tư, mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư với khu vực tìm kiếm cơ hội nhằm tăng cường quan hệ kinh tế với khu vực, tạo điều kiện phục hồi nền kinh tế Hoa Kỳ sau khủng hoảng; Thứ năm, tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực này; Thứ sáu, thúc đẩy dân chủ nhân quyền khu vực theo kiểu Mỹ./.
-----
Project Title: "The adjustment of the U.S.’s strategy toward Asia after the global financial crisis and its impact on Vietnam "
Project manager: M.A, Senior Researcher. Nguyen Thi Hanh
Year completed : 2012
The study clarifies the strategy adjustment of the U.S. toward Asia after the global financial crisis and its impact on Vietnam in the next decade. In order to accomplish this goal, the project will be conducted according to the following contents: 1. The factors defined the strategy adjustment of the U.S. towards Asia after the financial crisis; 2. The adjustment of the U.S.’s strategy toward Asia after the global financial crisis; 3. The impact of this adjustment on Vietnam after the global financial crisis.
The research shows that: after the global financial crisis in 2008, the U.S. made the strategy adjustment "Returning to Asia", which had the modifications toward several regional institutions and countries. The U.S. was getting more involved – or in other words, it created a strategy named "Rebalancing" in Asia Pacific in general and in Asia in particular. The adjustment of such strategies was specifically implemented as follows: Firstly, the U.S. strengthened its bilateral relations with many close allies such as Japan, South Korea, Thailand, Philippines; Secondly, it also strengthened the ties with several emerging foreign allies that have increasingly important positions and roles in the region such as China, India, Singapore, Vietnam, Malaysia...On top of that, the relationship with China was considered the most important and challenging one. Therefore, the U.S. was very careful, dynamic and consistent in all the relationships based on the loyalty, principles and interests’ ensuring for the country; Thirdly, Washington increased involvement in some regional institutions such as ASEAN, APEC because it needed the institutions to gather as many countries as they can to deal with the transnational challenges; Forthly, the U.S. expanded trade and investment with the region to seek opportunities to strengthen the economic ties and facilitate its economy’s recovery after the crisis; Fifthly, Washington also tried to strengthen its military presence in the region; Sixthly, the U.S. promoted more about democracy and human rights./.