Quan hệ Mỹ - EU đã được hình thành từ những năm 1953, chính thức từ năm 1990 với tuyên bố xuyên Đại Tây Dương, đến năm 1995 chương trình nghị sự xuyên Đại Tây Dương đã thiết lập nền tảng cho quan hệ Mỹ - EU. Kể từ đó quan hệ Mỹ - EU ngày càng trở nên sâu rộng hơn, diễn ra ở nhiều cấp độ trên cơ sở là các cuộc họp hội nghị thượng đỉnh. Sự hợp tác của Mỹ và EU dựa trên 4 mục tiêu lớn gồm thúc đẩy hòa bình và ổn định, dân chủ và phát triển trên thế giới; ứng phó với các thách thức toàn cầu; góp phần vào việc mở rộng thương mại thế giới và quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn; và xây dựng cầu Bên kia Đại Tây Dương luôn là mối quan tâm của hai bên trong các chương trình nghị sự xuyên Đại Tây Dương. Tại LonDon năm 1998, Mỹ và EU đã hình thành ý tưởng đối tác kinh tế xuyên Đại Tây Dương (Transatlantic Economic Partnership - TEP). Cũng trong năm 1998, đã có ghi nhận đầu tiên về thâm hụt thương mại của Mỹ trong quan hệ thương mại với EU và nó kéo dài cho tới nay. Vậy nguyên nhân nào khiến cho thâm hụt thương mại Mỹ - EU tồn tại lâu như vậy? Biện pháp nào đang và sẽ được thực hiện nhằm cân bằng và tiến tới là thặng dư thương mại cho Mỹ? Liệu Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) có phải chọn tên đề tài “Thâm hụt thương mại Mỹ - EU vấn đề và triển vọng”.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thâm hụt thương mại
Chương 2: Thâm hụt thương mại Mỹ - EU và các vấn đề
Chương 3: Triển vọng
TS. Nguyễn Minh Tuấn
Viện NC Châu Mỹ