Quan hệ Quốc tế:
NGUYỄN LAN HƯƠNG: Hợp tác an ninh và nâng tầm quan hệ Việt - Mỹ trong bối cảnh mới
Tóm tắt: Trong quan hệ Việt - Mỹ, quốc phòng - an ninh là lĩnh vực tương đối nhạy cảm, phát triển có độ trễ hơn so với các mối quan hệ ngoại giao và kinh tế. Nhưng trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến tốc độ phát triển nhanh chóng của mối quan hệ này. Động lực này làm nên sự phát triển nhanh chóng này là sự chia sẻ những lợi ích chung trong quan hệ song phương, ảnh hưởng làn tỏa từ sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế, chính trị - ngoại giao, nâng cao sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau thông qua những khuôn khổ, cơ chế hợp tác, đối thoại mới, và đặc biệt là đà phát triển mới sau khi hai nước đạt tầm cao mới trong quan hệ đối tác toàn diện. Bài viết nhằm mục tiêu: (1) xem xét lại vai trò hợp tác an ninh trong hình thành quan hệ đối tác chiến lược của Hoa Kỳ, từ đó cho tháy đây là một bước đột phá lớn giúp nâng tầm quan hệ Việt - Mỹ; (2) đánh giá lại những thành tựu quan hệ quốc phòng - an ninh song phương trong thời gian qua, làm tiền đề để cho việc dự đoán triển vọng quan hệ trong thời gian tới.
BÙI PHƯƠNG LAN: Nhìn lại hợp tác giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ sau 25 năm bình thường hóa quan hệ
Tóm tắt: Sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995, hợp tác giáo dục giữa hai nước đã có những bước tiến mạnh mẽ và đang là một trong những lĩnh vực hợp tác phát triển nhanh nhất. Với việc cam kết hỗ trợ Việt nam xây dựng hệ thông giáo dục đại học thế kỷ XXI, trao đổi giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ đã đóng một vai trò quan trọng trong thời kỳ đầu khi hai nước bình thường hóa quan hệ và ngày càng được mở rộng khi quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ được nâng tầm thành quan hệ hợp tác toàn diện. Năm 1995 mới chỉ có khoảng 800 sinh viên Việt Nam học tập tại Hoa Kỳ thì đến tháng 3/2019, con số này lên tới 30.900 sinh viên. Việt Nam trở thành nước đứng đầu ASEAN về số lượng du học sinh ở Hoa Kỳ. Điều này cho thấy, Việt Nam và Hoa Kỳ đang đứng trước những tiềm năng to lớn trong hợp tác giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học.
Chính trị - Luật:
LÊ LAN ANH: Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ: Rào cản pháp lý trong hoạt động thương mại của Việt Nam tại Hoa Kỳ
Tóm tắt: Hợp tác thương mại luôn được đánh giá là một điểm sáng với nhũng bước phát triển đáng ghi nhận và đạt được nhiều thành công trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ, đặc biệt sau khi hai nước ký kết Hiệp định thương mại song phương (BTA) vào năm 2001, với việc Hoa Kỳ hiện nay đang là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng được coi là một thị trường có tính cạnh tranh khốc liệt, đầy khó khăn và nhiều rào cản, như rào cản về chống bán phá giá, khiến doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn tại thị trường Hoa Kỳ. Mục tiêu của bài viết là đánh giá kết quả hoạt động thương mại của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ kể từ sau khi BTA được ký kết; chỉ ra một số rào cản từ luật chống bán phá giá của Hoa Lỳ mà doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam đã phải đối mặt kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ thương mại; qua đó nêu ra một số kiến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ.
Kinh tế - Xã hội:
LÊ THỊ VÂN NGA: Một số đánh giá về chính sách cải cách thuế thu nhập của chính quyền Tổng thống Donal Trump
Tóm tắt: Kế hoạch cải cách thuế thu nhập hay "Đạo luật việc làm và cắt giảm thuế" (TCIA) được ban hành vào tháng 12/2017 của Chính quyền Tổng thống Donal Trump được coi là một trong những trụ cột chính trong chiến lược tạo thêm việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ. TCIA đưa ra các quy định giảm thuế đáng kể đối với các cá nhân và doanh nghiệp, điều chỉnh thuế đối với thu nhập từ nước ngoài, thay đổi cách tính thuế chuyển lợi nhuận về nước đối với các công ty đa quốc gia. TCIA được dự tính có thể tác động tới nhiều khía cạnh của nền kinh tế và xã hội Mỹ. Bài viết này sẽ phân tích các nội dung của TCIA và đánh giá một số tác động của nói đối với nền kinh tế Mỹ sau hai năm đi vào thực hiện.
NGUYỄN TIẾN DŨNG: Các nhân tố tác động tới tăng trưởng của năng suất nhân tố tổng hợp tại Việt Nam
Tóm tắt: Thúc đẩy năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) là một biện pháp vô cùng hiệu quả giúp nền kinh tế tăng trưởng một cách lâu dài và bền vững hơn, đạt được một vị thế cao trên trường quốc tế. Để tìm hiểu rõ hơn về năng suất nhân tố tổng hợp, nghiên cứu xem xét tác động của các yếu tố tới sự tăng trưởng của nhân tố tổng hợp, nghiên cứu xem xét tác động của các yếu tố tới sự tăng trưởng của nhân tố này tại Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 2018. Nghiên cứu sử dụng mô hình vector tự hồi quy VAR đã cho thấy sự gia tăng của độ mở thương mại, hoạt động đầu tư nước ngoài và số lượng phát minh sáng chế là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự gia tăng của TFP. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định sự gia tăng của tỷ lệ vốn đầu tư/GDP, độ mở rộng thương mại và số lượng sáng chế giải thích khoảng 10% mức tăng trưởng của TFP, trong khi đó đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ giải thích xấp xỉ 5%. Dựa trên việc phân tích kết quả thực nghiệm, tác giả đã đưa ra một số đề xuất đảm bảo tăng trưởng TFP nói riêng và và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nói chung.
Văn hóa - Lịch sử:
LƯ VĨ AN: Sự trao đổi Columbus và dịch bệnh ở Tân thế giới thế kỷ XVI
Tóm tắt: Sự trao đổi Comlumbus là thuật ngữ dùng để diễn tả sự tiếp xúc giữa châu Âu với Châu Mỹ, mang lại sự trao đổi trên quy mô lớn các hệ thực vật, động vật, văn hóa, con người, kỹ nghệ và cả bệnh dịch giữa Tân Thế giới và Cựu Thế giới, diễn ra sau việc khám phá châu Mỹ. Cũng từ đó, vào cuối thế kỷ XV và trong suốt thể kỷ XVI, ở Châu Mỹ đã xuất hiện nhiều bênh dịch chết người chưa từng được biết đến trước đó như cúm, đậu mùa, dịch hạch và sởi. Các bệnh dịch này, mà chủ yếu là đậu mùa đã gây ra những trận dịch khủng khiếp, làm suy giảm dân số và dẫn tới sự diệt vong của các nền văn minh bản địa ở châu Mỹ. Bài viết này bước đầu tìm hiểu về sự trao đổi Comlumbus và tác động sinh học của nó thông qua các trận dịch bệnh xảy ra ở Châu Mỹ vào cuối thế kỷ XV và trong thế kỷ XVI.