Quan hệ Quốc tế:
TRẦN HÀ MY - TÔ ANH TUẤN: Thương mại biển trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở rộng
Tóm tắt: Là một cường quốc biển và có liên kết thương mại trên toàn thế giới, Mỹ có các lợi ích quan trọng về cả an ninh - chiến lược và kinh tế - thowng mại trong việc đảm bảo thương mại biển tự do và thuận lợi. Nhiều chính quyền Mỹ đã quan tâm thúc đẩy các hoạt động thương mại biển tự do. Đối với Chính quyền Trump, Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở rộng không đề cập rõ ràng về thương mại biển, nhưng chiến lược này đã có nhiều đề xuất, nâng cấp nhiều biện pháp/sáng kiến khác nhau nhằm thúc đẩy thương mại biển của Mỹ và các nước khu vực. Bài viết phân tích quan điểm của Mỹ về vấn đề thương mại biển, các triển khai trên thực tế của Chính quyền Trump liên quan đến thương mại biển, đặc biệt trong khuôn khổ Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở rộng, một trong những ưu tiên đối ngoại hàng đầu của Chính quyền Donal Trump.
BÙI NGUYÊN BẢO: Triển vọng Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 3 trước bầu cử tổng thống Mỹ: Nhìn từ quan điểm của các bên liên quan
Tóm tắt: Tháng 7/2020 là thời điểm để các bên liên quan đến Bán đảo Triều Tiên đưa ra thông điệp mang tính chính sách nhân kỷ niệm ngày ký Hiệp định đình chiến chiến tranh Triều Tiên (27/7/1953). Năm nay, Mỹ, Hàn Quốc và Công hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên đều nêu quan điểm về nhiều vấn đề quan trọng, đáng chú ý các bên có nhắc đến khả năng tổ chức Hội nghị Thượng Đỉnh Mỹ - Triều lần ba trong năm 2020 trước thời điểm bầu cử Tổng thống Mỹ. Giới quan sát không lạc quan về viễn cảnh này khi quan hệ hai miền Triều Tiên vẫn căng thẳng và diễn biến trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày càng khó lường.
Chính trị - Luật:
LÊ THỊ THU: Một số đánh giá về hai ứng cử viên Donal Trump và Joe Biden trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020
Tóm tắt: Tất cả các cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đều rất căng thẳng và có nhiều diễn biến bất ngờ, cuộc bầu cử năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt phức tạp do tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của nước Mỹ đang không ngừng thay đổi khi đại dịch Covid-19 hoành hành và xung đột sắc tộc gia tăng sau các cuộc biển tình lan rộng từ cái chết của George Floyd, điều này khiến cuộc bầu cử năm 2020 càng trở nên khó đoán định. Đến cuối tháng 8/2020, cả hai đảng đều đã tổ chức đại hội toàn quốc, cương lĩnh cũng như thông điệp tranh của hai đảng đã tương đối rõ nét. Cả hai ứng viên đảng Cộng hòa - đương kim Tổng thống Donal Trump và ứng cử viên Đảng Dân củ Joe Biden đều có những lợi thế của riêng mình, cũng như đều phải đối mặt với những thách thức, rủi ro trong cuộc bầu cử tới. Bài viết sẽ phân tích bối cảnh trong nước, đặc biệt của bầu cử tổng thống Mỹ và đưa ra một số đánh gia về hai ứng cử viên trước thềm bầu cử.
NGUYỄN ANH HÙNG: Chủ nghĩa dân túy tại các quốc gia Mỹ Latinh hiện nay
Tóm tắt: Chủ nghĩa dân túy đang trỗi dậy mạnh mẽ tại nhiều nơi trên toàn cầu, trong đó Mỹ Latinh là khu vực điển hình, với cả mức độ phổ biến lẫn sự thay đổi và phức tạp hóa. Bài viết tìm hiều, phân tích, chứng minh, đánh giá về lịch sử chủ nghĩa dân túy thế giới, các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa dân túy Mỹ Latinh và thành công, hạn chế của nó ở khu vực này. Qua đó, làm rõ hơn thực trạng, đặc trung, ảnh hưởng và xu thế của chủ nghĩa dân túy tại các quốc gia Mỹ Latinh hiện nay.
Kinh tế - Xã hội:
LÊ THỊ VÂN NGA - PHẠM NGỌC LAM GIANG: Một số tác động của chính sách thương mại Mỹ dưới chính quyền Trump đối với Việt Nam
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại Việt - Mỹ đã phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự gia tăng thương mại hàng hóa hai chiều, thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Trong bối cảnh mới, dưới thời Tổng thống Donal Trump, chính sách thương mại của Mỹ hướng vào mục tiêu giảm thâm hụt thương mại và bảo vệ an ninh quốc gia. Có thêm nhiều hàng rào thuế quan, kỹ thuật đã được Chính phủ Mỹ dựng lên trên danh nghĩa bảo vệ người tiêu dùng, môi trường, lao động. Bối cảnh mới đem lại nhiều cơ hội và cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam trong quá trình phát triển quan hệ thương mại với Mỹ.
TRẦN MINH NGUYỆT: Rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Indonesia
Tóm tắt: Thủy sản, một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Indonesia đang chịu tác động không nhỏ từ các rào cản kỹ thuật, đặc biệt tại thị trường Hoa Kỳ. Trong bối cảnh này, Indonesia đã có các biện pháp phản ứng tích cực để tác động của các rào cản đến xuất khẩu thủy sản. Các biện pháp ứng phó của quốc gia này đối với rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ sẽ là những bài học kinh nghiệm bổ ích cho một nước đang phát triển và có một ngành công nghiệp thủy sản tương đồng như Việt Nam. Chính vì vậy, bài viết xin lựa chọn Indonesia để khảo cứu kinh nghiệm trong việc ứng phó với rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản xuất khẩu.
Văn hóa - Lịch sử:
ĐỖ THỊ DIỆU NGỌC: Giấc mơ Mỹ và ước mơ của Maritn Luther Kinh - Những khát vọng chưa thành hiện thực
Tóm tắt: Chủng tộc và phân biệt chủng tộc là hai khái niệm có mối quan hệ nhân quả không được xác định rõ ràng về logic thời gian. Trong khi đa số ý kiến cho rằng chủng tộc gây ra nạn phân biêt chủng tộc, cũng có ý kiến ngược lại rằng chính sự phân biệt của ý thức con người mới tạo nên ý niệm về sự khác nhau giữa các sắc tộc. Cộng đồng người da đen tại Mỹ đã đi qua một chằng đường dài 4 thế kỷ bị đàn áp, bị đối xử bất công mà những chính sách và luật lệ về dân quyền trong vòng 50 năm qua chưa đủ để giúp họ gia nhập vào xã hội dòng chính của Mỹ. Trong khi sự phân biệt đối xử đối với người da đen không chính thức hiện diện trong các văn bản pháp lý, thực trạng phân biệt đối xử vẫn hiện diện trong các cấu trúc xã hội. Những hiện tượng phân biệt này không đại diện cho một nước Mỹ vẫn nặng nề về ý thức ưu việt - thấp kém giữa các sắc tộc, nhưng Chính phủ Mỹ cũng cần hỗ trợ cộng đồng da đen nhiều hơn nữa để họ có thể vươn lên, có một cuộc sống tốt đẹp hơn, từ đó nước Mỹ cũng giảm bớt những xung đột mà tất cả mọi căn nguyên đều quy cho nạn phân biệt chủng tộc tạo thành.