Một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao công tác bảo vệ chủ quyền trên biển Đông của Việt Nam
(27/05/2024)
Biển Đông tới 2030 đứng trước nhiều thử thách về an ninh (truyền thống và phi truyền thống), kinh tế (đặc biệt là trong kịch bản xung đột leo thang làm gián đoạn giao thương hàng hải), môi trường – biến đổi khí hậu, và đặc biệt là trật tự thế giới dựa trên luật lệ. Cần thẳng thắn nhìn nhận, trong mọi kịch bản leo thang thành xung đột nóng, thì Việt Nam luôn “đứng mũi chịu sào” và là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Chính vì vậy, ưu tiên chính sách cảu Việt Nam là tránh tối đa xung đột quân sự, hoặc nhanh chóng hóa giải một khi xung đột quân sự với Trung Quốc xảy ra. Các hàm ý chính sách có thể tính tới là quản lý tốt quan hệ với Trung Quốc, chính thức hóa vấn đề không sử dụng vũ lực trên biển vào trong những thỏa thuận cấp cao nhất, tăng cường hợp tác – bắt đầu từ những lĩnh vực ít nhạy cảm – để xây dựng lòng tin, đa phương hóa hợp tác, và xây dựng sức mạnh biển phù hợp với điều kiện của Việt Nam và đảm bảo giữ vững độc lập chủ quyền đất nước.
Tiềm năng cung ứng đất hiếm của Việt Nam trong bối cảnh mới Tiềm năng cung ứng đất hiếm của Việt Nam trong bối cảnh mới
(22/02/2024)
Thế giới biết tới đất hiếm là nguyên liệu chính để sản xuất con chip nhưng ứng dụng của đất hiếm còn có nhiều ứng dụng khác. Có thể hiểu, đất hiếm là tập hợp nhóm vật chất được ứng nhiều trong lĩnh vực công nghệ cao và cũng là thành phần quan trọng trong phát triển công nghiệp và các ngành công nghệ cao trên thế giới. Tuy được gọi là đất hiếm tuy nhiên trên thực tế nó lại không quá hiếm. Tuy nhiên mức độ tập trung lượng lớn đất hiếm với trữ lượng lớn tạo thành các mỏ để khai thác cho hoạt động thương mại và sản xuất không nhiều. Ngoài ra, việc khai thác đất hiếm tương đối khó khăn, chi phí cao và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao nên việc khai thác và phân tách đất hiếm bị hạn chế. Trữ lượng tài nguyên đất hiếm của Việt Nam được đánh giá đứng thứ 2 trên thế giới nhưng sản lượng đất hiếm của Việt Nam cung cấp cho thế giới vẫn còn hạn chế. Bài viết mô tả ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế tới nguồn cung ứng đất hiếm toàn cầu và đánh giá tiềm năng phát triển ngành này tại Việt Nam.
Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (02/12/1953-02/12/2023) Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (02/12/1953-02/12/2023)
(03/12/2023)
Sáng ngày 02/12/2023, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm- VASS) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập (02/12/1953-02/12/2023). Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương gửi lẵng hoa chúc mừng.
Báo cáo kinh tế Mỹ tháng 10 năm 2022 Báo cáo kinh tế Mỹ tháng 10 năm 2022
(05/11/2022)
Kinh tế Mỹ tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn trong tháng 9/2022. Chỉ số giá tiếp tục tăng cao trong tháng 9, bất chấp việc giá xăng đã giảm. Thu nhập trung bình mỗi giờ giảm 0,1% so với tháng 8 và giảm đến 3% so với cùng kỳ năm 2021. Lạm phát tại Mỹ hiện đang ở mức cao nhất trong vòng 40 năm trở lại đây.
Báo cáo kinh tế Mỹ tháng 11 năm 2022 Báo cáo kinh tế Mỹ tháng 11 năm 2022
(05/12/2022)
Dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2022 giảm nhẹ so với tháng 9. Thị trường lao động thể hiện một bức tranh hỗn hợp. Động thái tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ tư liên tiếp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 2/11 là sự tiếp tục của chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ quyết liệt nhất của Ngân hàng Trung ương này kể từ đầu thập niên 1980. Chỉ trong vòng 8 tháng, lãi suất quỹ liên bang đã tăng thêm 3,75 điểm phần trăm, lên mức 3,75-4%, cao nhất kể từ tháng 1/2008.
Báo cáo kinh tế Mỹ tháng 9 năm 2022 Báo cáo kinh tế Mỹ tháng 9 năm 2022
(28/09/2022)
Kinh tế Mỹ tiếp tục phải đổi mặt với những khó khăn và thách thức khi Fed tiếp tục tăng lãi suất và lạm phát tiếp tục làm giảm thu nhập thực tế. Hiện nay, nền kinh tế Mỹ được hỗ trợ bởi khu vực dịch vụ và xuất khẩu. Tuy nhiên, lĩnh vực đầu tư đang suy yếu đáng kể, đặc biệt là đầu tư liên quan đến xây dựng nhà ở và thị trường chứng khoán. Do đó, nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục suy yếu và lâm vào suy thoái cho đến khi Fed có thể làm giảm lạm phát một cách bền vững.
Báo cáo kinh tế Mỹ tháng 8 năm 2022 Báo cáo kinh tế Mỹ tháng 8 năm 2022
(11/09/2022)
Hội đồng Hội nghị Hoa Kỳ dự báo rằng suy yếu kinh tế sẽ gia tăng và lan khắp nền kinh tế Hoa Kỳ trong nửa cuối năm 2022, và dự kiến suy thoái sẽ bắt đầu trước khi kết thúc năm. Triển vọng này liên quan đến lạm phát dai dẳng và thái độ diều hâu gia tăng của Cục Dự trữ Liên bang. Theo dự báo của Hội đồng Hội nghị Hoa Kỳ, tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý III/2022 sẽ ở mức 0% và suy giảm trong hai quý tiếp theo với tốc độ tăng GDP lần lượt là -0,6%, -0,5% trong quý IV/2022, quý I/2023, sau đó sẽ từng bước phục hồi từ quý II/2023. Tăng trưởng GDP thực tế trong cả năm 2022 được dự báo ở mức 1,3% và tăng trưởng năm 2023 sẽ chậm lại còn 0,2% so với cùng kỳ năm trước
Báo cáo kinh tế Mỹ tháng 7 năm 2022 Báo cáo kinh tế Mỹ tháng 7 năm 2022
(03/08/2022)
Các tác động của việc tăng lãi suất liên tiếp của Fed là không lớn khi giá cả của nhiều loại hàng hoá có xu hướng giảm trong tháng 7, đặc biệt là dầu mỏ, vì vậy sức ép lạm phát đang có xu hướng giảm bớt sau khi đạt mức cao đỉnh điểm vào tháng 6.
Báo cáo kinh tế tháng 6 năm 2022 Báo cáo kinh tế tháng 6 năm 2022
(12/07/2022)
Trong bối cảnh các nền kinh tế khác như Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu đều đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm và lạm phát, ngày 7/6/2022, Ngân hàng Thế giới đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 từ mức 4,1%, theo dự báo hồi tháng 1, xuống chỉ còn 2,9% 13 . Nếu kinh tế Mỹ suy thoái, nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục sụt giảm mạnh, thậm chí rơi vào suy thoái.
Nâng cao vai trò giám sát của chi bộ, góp phần nâng cao chất lượng đảng viên nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” Nâng cao vai trò giám sát của chi bộ, góp phần nâng cao chất lượng đảng viên nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
(02/06/2022)
Công tác kiểm tra, giám sát là yếu tố quan trọng góp phần ngăn ngừa sai lầm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên, góp phần bảo vệ cán bộ đảng viên của Đảng, sinh thời được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật theo phương châm “công minh, chính xác, kịp thời”. Đây là nhân tố bảo đảm cho sự thống nhất của Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tạo điều kiện để biến sức mạnh chính trị, tư tưởng và tổ chức thành sức mạnh vật chất của Đảng.
Chính sách đại dịch đã định hình lại việc thực thi nhập cư tại biên giới Hoa Kỳ Mexico Chính sách đại dịch đã định hình lại việc thực thi nhập cư tại biên giới Hoa Kỳ Mexico
(31/05/2022)
Chính quyền Biden đang tìm cách chấm dứt việc sử dụng Tiêu đề 42, một chính sách được đưa ra trong thời đại dịch Covid-19 đã khiến Lực lượng Tuần tra Biên giới từ chối hàng trăm nghìn người di cư đang cố gắng nhập cảnh vào Hoa Kỳ tại biên giới Hoa Kỳ-Mexico trong hai năm qua. Động thái của chính quyền nhằm chấm dứt chính sách này đã nhận được sự hoan nghênh ở một số góc độ nhưng cũng nhận lại nhiều chỉ trích, và những người phản đối quyết định này đang đưa vấn đề ra trước tòa án và Quốc hội.
Báo cáo kinh tế Mỹ tháng 4/2022 Báo cáo kinh tế Mỹ tháng 4/2022
(03/05/2022)
Cuộc chiến Nga - Ukraine vào tháng 2 làm gia tăng những lo ngại về lạm phát tăng cao, sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh, giá năng lượng và hàng hóa nông nghiệp và kim loại tăng đột biến. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng và thời gian của cuộc xung đột cũng như tác động của nó đối với nền kinh tế Mỹ là rất khó dự đoán. Trong khi đó, tác động của đại dịch Covid -19 dường như đã suy yếu, kể cả khi có những làn sóng mới thì cũng khó dẫn đến các biện pháp hạn chế hoặc phong tỏa như trước đây. Mặc dù vậy, sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng diễn ra trong đại dịch sẽ chưa được giải tỏa trong những tháng tới.
Thư mời viết bài hội thảo Mỹ và trật tự thế giới mới Thư mời viết bài hội thảo Mỹ và trật tự thế giới mới
(14/05/2022)
THƯ MỜI VIẾT BÀI | HỘI THẢO: MỸ VÀ TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI
Xem tin phát hành ngày:
Tạp chí khoa học xã hội và nhân văn trên sóng truyền hình VTV2 (04/12/2018) Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam (06/12/2014) Tiết mục của Viện Kinh tế chính trị Thế giới (06/12/2015)

CỔNG THÔNG TIN VIỆN NGHIÊN CỨU CHÂU MỸ

Bản quyền thuộc về Viện nghiên cứu Châu Mỹ

Địa chỉ: Tầng 11 tòa nhà số 1, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

Điện thoại: (846) 2730427 Fax: (846) 2730427

Email: vias@vass.gov.vn