Trong suốt chặng đường 90 năm đầy vẻ vang, Đảng Cộng sản Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi, dấu ấn lớn lao, có ý nghĩa lịch sử quan trọng không chỉ ở trong nước mà còn ở quốc tế rất sâu sắc. Điều này, được thể hiện qua các giai đoạn sau:
1. Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)
Dấu ấn đầu tiên và lớn nhất mà Đảng Cộng sản Việt Nam giành được trong giai đoạn này chính là sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam) vào ngày 3/2/1930 tại Hội nghị Hợp nhất 3 tổ chức cộng sản ở Hương Cảng (Trung Quốc). Đây được coi là sự kiện lịch sử quan trọng, một bước ngoặt vĩ đại đối với tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam khi nó góp phần chấm dứt sự bế tắc về đường lối lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc trong suốt 72 năm kể từ khi thực dân pháp nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược Việt Nam (1858) và sau khi các cuộc khởi nghĩa yêu nước của các văn thân-sỹ phu, phong trào Cần Vương, cách mạng Dân chủ tư sản, tư sản dân tộc của Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học…đều bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu và đi đến thất bại với dấu mốc cuối cùng chính là cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930).
Sự ra đời của Đảng cũng đã mở ra một kỷ nguyên mới cho cách mạng Việt Nam, kỷ nguyên cách mạng Việt Nam gắn chặt với sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh với Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng: chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc soi đường.
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã phát động cao trào 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh nhằm tập hợp lực lượng, tập hợp quần chúng, biểu dương lực lượng trước sức mạnh của kẻ thù. Mặc dù, cao trào này đã bị thất bại những nó đã đem lại cho Đảng và cách mạng Việt Nam nhiều bài học vô giá về công tác chỉ đạo, lãnh đạo cách mạng; về mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với dân, dân với Đảng; về mối liên hệ chặt chẽ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới mà trực tiếp là quốc tế cộng sản; về vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với tiến trình lịch sử cách mạng của dân tộc.
Tiếp đó, Đảng đã phát động 2 cao trao cách mạng nữa là cao trào 1936-1939 với đỉnh cao là Mặt trận dân chủ Đông Dương và cao trao 1939-1945 với điểm nhấn là cuộc cách mạng Tháng Tám vĩ đại cho Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo dẫn tới sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á Châu (2/9/1945) thông qua bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc trước 50 vạn quốc dân đồng bào tại Quảng trường Ba Đình lịch sử.
Thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945 đã chứng minh tính đúng đắn của Hồ Chủ tịch về ý nghĩa của cuộc cách mạng này là: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc bị áp bức, bóc lột, một chính quyền mới ra đời mà một vị vua của chế độ cũ không bị chặt đầu. Đồng thời, nó cũng chứng tỏ được tài thao lược, nghệ thuật chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch khi chỉ có 5.000 đảng viên mà đã làm lên một cuộc cách mạng có tầm cỡ quốc tế.
2. Thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội (1945-1986)
Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng Cộng sản và dân tộc Việt Nam đã ngay lập tức phải bước vào một cuộc trường chinh mới đầy cam go đó là: phải bảo vệ cho được nền độc lập dân tộc và chính thể của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ trước các âm mưu phá hoại của thù trong, giặc ngoài, nhất là sự trở lại xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. Trong 9 năm kháng chiến chống pháp đầy gian khổ, mặc dù, nhiều lúc rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, nhưng với bản lĩnh, kinh nghiệm và trí tuệ của mình, Đảng vẫn bình tĩnh đương đầu với mọi khó khăn, thử thách, từng bước chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua cuộc kháng chiến đầy hy sinh gian khổ này thông qua Đường lối kháng chiến kiến quốc với 3 giai đoạn: cầm cự, phòng ngự, tổng phản công với kết thúc thắng lợi là trận quyết chiến chiến lược ở cứ điểm Điện Biên Phủ lịch sử (7/5/1954) buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Geneve (20/7), chính thúc thừa nhận nền độc lập của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ở vĩ tuyến 17, tạo cơ sơ, tiền đề để nhân dân miền Nam đấu tranh đòi pháp phải thi hành các nội dung của Hiệp định Geneve tiến tới Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào tháng 7/1956.
Tuy nhiên, khi Hiệp định Geneve chưa ráo mực, Mỹ đã nhanh chóng hất cẳng Pháp và đưa tay sai Ngô Đình Diệm về xâm chiếm miền Nam Việt Nam, phá hoại Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, công khai hô hào Bắc tiến, lấp sông Bến Hải để ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản từ Việt Nam xuống Đông Nam Á thông qua cái gọi là Học thuyết “Domino” của Tổng thống Henry Truman, bên cạnh việc thực thi các chính sách khủng bố Trắng, tố cộng, diệt công, luật 10/59 nhằm đàn áp cách mạng Việt Nam. Tất cả những khó khăn trên đã buộc Đảng Cộng sản Việt Nam phải thi hành 2 nhiệm vụ chiến lược: vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam.
Sau 21 năm đấu tranh đầy hy sinh gian khổ, đánh bại 4 chiến lược lớn của Mỹ và tay sai đó là: chiến tranh đơn phương, chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh, đất nước Việt Nam đã được ca khúc khải hoàn sau thắng lợi lịch sử của ngày 30/4/1975. Thắng lợi vĩ đại này cũng đã hiện thực hóa được mong muốn lúc sinh thời của Hồ Chủ tịch trong bản Di trúc lịch sử 1969 là đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào và là một dấu ấn quốc tế vĩ đại trong thế kỷ XX qua phát biểu của Tổng Bí thư Lê Duẩn trong Diễn văn khai mạc Đại hội lần thứ IV (12/1976) rằng: Năm tháng rồi sẽ qua đi, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang chói ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ Việt Nam trong thế kỷ XX, đồng thời, đi vào lich sử thế giới như một sự kiện mang tính thời đại sâu sắc.
Sau khi đất nước thống nhất, đứng trước muôn vàn khó khăn của tình hình kinh tế-xã hội, sự chống phá của các lực lượng phản động bên ngoài; chính sách bao vây cấm vận của Mỹ; hai cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc ở biên giới Tây Nam (1979) và phía Bắc; sự quan liêu, giáo điều, máy móc muốn đốt cháy giai đoạn để tiến nhanh, tiến mạnh, tiễn vững chắc lên chủ nghĩa xã hội mà không cần đến những nền tảng, cơ sở thực tiễn, điều kiện hoàn cảnh của đất nước như thế nào? Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn đứng vững, bảo vệ đất nước, lãnh đạo cách mạng, đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc “Đổi mới” tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) trong bối cảnh tình hình quốc tế, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu đang lâm vào thoái trào. Đây chính là sự hiện thực hóa tư duy, phương châm nhìn thẳng vào sự thật, giám nói sự thật để sửa chữa và tiến lên, chống lại giáo điều, chủ quan duy ý chí mà Tổng Bí thư Trường Chinh đã trình bày trong Diễn văn khai mạc Đại hội VI.
3. Thời kỳ “Đổi mới” từ năm 1986 đến nay
Sau khi đưa đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội thông qua công cuộc Đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra các phương châm: Đổi mới kinh tế làm trung tâm, xây dựng Đảng làm then chốt; Đổi mới những không đổi màu, hòa nhập nhưng không hòa tan…nhờ đó, mà Đảng đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam vững bước vượt qua khó khăn từ cuộc đại khủng hoảng kinh tế-xã hội trong giai đoạn 1975-1988 với mức siêu lạm phát ở mức 774,7% (1988) mà vẫn duy trì được vai trò lãnh đạo của Đảng.
Cũng nhờ những nhận thức đúng đắn về Đổi mới kinh tế, đổi mới hệ thống chính trị về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh mới mà trong các kỳ Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX, X, XI, XII, Đảng ta đã ngày càng nhận thức rõ hơn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam; về vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong Đổi mới, phát triển kinh tế xa hội, bảo vệ độc lập dân tộc…mà sau 34 năm nhìn lại, từ một quốc gia đói nghèo, lạc hậu, bị cô lập với thế giới đã trở thành nền kinh tế lớn đứng thứ 39 thế giới (2019), với GDP đạt 276 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6% trong 28 năm (1991-2019), quan hệ quốc tế được mở rộng khi thiết lập quan hệ ngoại giao với 192/220 quốc gia và vùng lãnh thổ; có quan hệ ngoại giao chặt chẽ với 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an; thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với 28 quốc gia và tổ chức và là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế, khu vực quan trọng trên thế giới như: WTO, APEC, ASEM, ASEAN…Đặc biệt, trong việc phòng chống đại dich Covid-19 (đầu năm 2020), Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế và các hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế đánh giá là quốc gia phòng chống dịch Covid-19 tốt nhất thế giới…Những thành tựu này đã khiến cho mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2045 là hoàn toàn có thể thực hiện được. Điều này, cũng là sự hiện thực hóa di trúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho các cháu thiếu niên, nhi đồng trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập (5/9/1945) rằng: Non sông Việt Nam có trở lên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Tuy nhiên, chặng đường vinh quang mà Đảng ta đã trải qua 90 năm qua không phải lúc nào cũng được trải bằng hoa hồng mà nó đã, đang và sẽ tiếp tục phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức đó là:
Nếu như trong đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và giành chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam đã mất đi 4 Tổng Bí thư Đảng đầu tiên là: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập và Nguyễn Văn Cừ; hơn 20 Ủy viên Trung ương Đảng, hơn 5 triệu chiến sỹ cách mạng trong đó, có hơn 3 triệu Đảng viên..thì trong giai đoạn mới hiện nay, những khó khăn thách thức đối với Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tập trung vào 4 nguy cơ là: Diễn biến hòa bình, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tham nhũng và tụt hậu về kinh tế.
Nếu như các nguy cơ về diễn biến hòa bình, tụt hậu về kinh tế có thể phòng chống, khắc phục được thì những nguy cơ về tham nhũng, chệch hướng xã hội chủ nghĩa lại là thách thức nan giải, đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng và chế độ. Bởi có một thực tế là trong suốt 34 năm tiến hành Đổi mới và phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do lơ là, thiếu quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, bồi dưỡng cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng…nên tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, tham nhũng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, kể cả đảng viên cấp cao là rất lớn. Các đối tượng tham nhũng đã trở thành một tập đoàn, nhóm lợi ích, tư bản thân hữu có mối quan hệ liên minh chằng chịt với nhau nên việc đấu tranh và bóc tách nó là rất khó khăn. Các lực lượng này đều được ngụy trang và đưa vào Đảng để phá hoại tổ chức, phá hoại giai cấp, phá hoại chế độ. Minh chứng là: từ khi Đại hội Đảng lần thứ XII đến nay, Trung ương Đảng đã kỷ luật và đưa ra khỏi Đảng hơn 100 cán bộ cấp cao, hơn 500.000 nghìn đảng viên…do đó, nếu Đảng Cộng sản Việt Nam không chú trọng tới việc tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong nội bộ Đảng, đội ngũ đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì nguy cơ đối với cách mạng Việt Nam là rất lớn.
Ngoài ra, Đảng Cộng sản Việt Nam đang diễn ra quá trình chuyển giao thế hệ lãnh đạo từ các cán bộ trưởng thành trong kháng chiến và được đào tạo ở các nước xã hội chủ nghĩa, sang lớp cán bộ trẻ sinh ra trong thời bình, không phải trải qua chiến tranh gian khổ và được đào tạo ở rất nhiều nước khác nhau, môi trường chính trị-xã hội khác nhau. Mặc dù, quá trình này là quy luật tất yếu của lịch sử, nhưng nếu không chú trọng giáo dục về chính trị, tư tưởng, không uốn nắn về hành vi thì nguy cơ suy thoái trong nội bộ Đảng dẫn tới làm suy yếu Đảng là điều hoàn toàn có thể xảy ra mà bài học từ các vụ cán bộ trẻ có tiềm năng nhưng đều bị xử lý kỷ luật và đưa ra khỏi Đảng do một thời gian làm việc đã phạm phải những khuyết điểm quan trọng, gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng như: Nguyễn Xuân Anh (Đà Nẵng), Tất Thành Cang (TPHCM).
Bên cạnh các nguy cơ trong nước, một nguy cơ bên ngoài vừa cũ nhưng lại mới mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang phải đối mặt trực tiếp đó là nguy cơ mất chủ quyền ở Biển Đông từ sự bành trướng và tham vọng độc chiếm của Trung Quốc và cạnh tranh Mỹ-Trung (một cuộc cạnh tranh mang màu sắc đế quốc với đế quốc) đang ngày càng khốc liệt. Nếu không có người chèo lái, lãnh đạo Đảng vững vàng thì những hậu quả đối với dân tộc Việt Nam là rất lớn.
Để khắc phục những khó khăn, thách thức nêu trên, không còn cách nào khác, Đảng Cộng sản Việt Nam lại phải tiếp tục nghiên cứu, vận dụng linh hoạt chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xử lý các vấn đề đối ngoại bên cạnh việc củng cố các tổ chức Đảng, đấu tranh quét sạch chủ nghĩa cá nhân và vững bước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đúng tinh thần mà Hồ Chủ tịch đã đề cập trong Đại hội lần thứ III (1960) rằng: Với tất cả tinh thần khiêm tốn nhất của một người cộng sản, tôi phải thừa nhận một thực tế rằng Đảng ta thật là vĩ đại và Một Đảng, một dân tộc, một con người ngày hôm qua là vĩ đại và có sức hấp dẫn lớn, nhưng không nhất thiết ngày hôm nay còn có sức hấp dẫn lớn đối với quần chúng, nếu đảng đó, dân tộc đó, con người đó không còn trong sáng và xa vào chủ nghĩa cá nhân.