Một vài lý do mà truyền thông Hoa Kỳ dự báo sai lệch kết quả bầu cử tổng thống Mỹ
(01/12/2016)
Trước ngày 8/11, những dự báo lạc quan nhất của truyền thông Hoa Kỳ cũng chỉ cho thấy Trump có khoảng 30% cơ hội trở thành tổng thống Mỹ so với Hilary Clinton. Sự dẫn trước rõ rệt của Cliton trước Trump trong cả hai cuộc thăm dò cấp quốc gia và cấp bang cho khiến cho đội ngũ hỗ trợ bầu cử của bà Clinton tự tin tới mức chỉ chờ mở sâm panh ăn mừng ngay sau cuộc bầu cử kết thúc. Tuy nhiên, kết quả bầu cử Hoa Kỳ cho thấy chiến thắng áp đảo của Trump so với Clinton, đi ngược lại những mô hình dự đoán trước đó. Các dữ liệu mà truyền thông Hoa Kỳ thu thập được đã có sai lệch lớn, dẫn đến phản ứng dây chuyền đó là sai lệch hoàn toàn về dự báo kết quả bầu cử Hoa Kỳ. Bài viết này tổng hợp một số lý do của các vấn đề kể trên.
VÀI NÉT VỀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG HOA KỲ
(01/11/2016)
Hoa Kỳ, còn gọi là Liên bang Mỹ, là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Chính quyền Hoa Kỳ thường được phân chia thành chính quyền Liên bang, chính quyền tiểu bang và chính quyền địa phương.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ - NHẬT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
(10/10/2016)
Nhật Bản và Mỹ là hai cường quốc kinh tế lớn. Hai quốc gia này chiếm trên 30% tổng sản lượng nội địa toàn thế giới, chiếm một phần quan trọng trong các hoạt động thương mại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ, và chiếm một tỉ trọng lớn trong đầu tư quốc tế. Vai trò kinh tế này đã giúp Mỹ và Nhật trở thành những người chơi đầy quyền lực trong nền kinh tế thế giới. Tình hình kinh tế tại hai quốc gia này có tác động quan trọng đến phần còn lại của thế giới. Thêm nữa, mối liên hệ kinh tế song phương Mỹ - Nhật cũng có thể tác động đến tình hình kinh tế ở các quốc gia khác. Bài viết này nhằm phân tích tình hình mối quan hệ thương mại Mỹ-Nhật trong thời gian gần đây.
VÀI NÉT VỀ TÔN GIÁO Ở MỸ
(03/10/2016)
Mỹ là một trong những quốc gia có nhiều loại tôn giáo nhất thế giới. Ngoài việc có tất cả các giáo phái tôn giáo lớn trên thế giới, Mỹ thực sự còn là đất nước của những nhóm tôn giáo thiểu số. Chính vì thế, bức tranh tôn giáo nước Mỹ vô cùng phong phú và đa dạng. Bài viết xin giới thiệu đến bạn đọc vài nét về tôn giáo ở Mỹ hiện nay.
NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA BREXIT ĐẾN MỸ
(27/09/2016)
Sau cuộc trưng cầu dân ý lịch sử, với tỷ lệ 52% thuận và 48% phản đối, người Anh đã quyết định chọn rời Liên minh châu Âu (được gọi là “Brexit”, viết tắt của “Britain exit”). Dù London và Scotland chọn ở lại EU nhưng đa số cử tri Anh muốn ra đi, bất chấp những ảnh hưởng về cả chính trị, kinh tế, ngoại giao. Vậy Brexit sẽ có những tác động gì tới nước Mỹ?
NƯỚC MỸ SAU HAI NHIỆM KỲ CỦA TỔNG THỐNG OBAMA
(15/09/2016)
Chưa đầy 6 tháng nữa, Tổng thống Barack Obama sẽ chính thức rời Nhà Trắng, kết thúc sứ mệnh 8 năm chèo lái con thuyền chính phủ với hai nhiệm kỳ đầy gian nan, thử thách. Dù có những lúc tưởng chừng như không thể vượt qua, có lúc chính phủ đối diện với nguy cơ đóng cửa, nhưng vượt lên trên hết, người đứng đầu Nhà Trắng vẫn kiên trì quan điểm từ khi lên nắm quyền với những chính sách đối nội, đối ngoại linh hoạt. Sau gần hai nhiệm kỳ, dấu ấn thành công nhất mà vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ để lại, đó là chấn hưng nền kinh tế, đồng thời giữ vững vị thế lãnh đạo của một cường quốc hàng đầu thế giới.
Một số quy định của FDA về an toàn thủy sản tại Hoa Kỳ hiện nay
(19/08/2016)
Thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay ngành này đang chịu tác động không nhỏ từ các quy định mang tính bảo hộ ngày càng nhiều từ các thị trường khó tính, đặc biệt là từ thị trường Hoa Kỳ. Hoa Kỳ ngày càng đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe hơn đối với các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Đây là những quy định mà Việt Nam vẫn chưa thực hiện tốt, nên đó sẽ là những rào cản hạn chế năng lực xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016
(18/08/2016)
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 đã đi qua được 2 vòng quan trọng là bầu sơ bộ hoặc bầu kín và Đại hội Đảng toàn quốc. Tại vòng 1- Bầu sơ bộ hay bầu kín- Đảng Cộng hòa "ra quân" rầm rộ với 17 ứng viên, Đảng Dân chủ với 6 ứng viên. Đây có lẽ là một cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có nhiều ứng viên tham gia tranh cử nhất. Sau vòng một, Đảng Dân chủ chỉ còn 2 người là bà Hillary Clinton và ông Bernie Sander trong khi Đảng Cộng hòa còn 4 ứng viên là Donald Trump, Ted Cruz, John Kasich, Marco Rubio. Vòng Đại hội Đảng tháng 7 vừa qua đã lựa chọn ra hai ứng viên đại diện cho 2 chính Đảng tiếp tục cuộc chạy đua vào nhà Trắng: là Ông Donal Trump đại diện cho Đảng Cộng hòa và bà Hillary Clinton đại diện cho Đảng Dân chủ.
Bất bình đẳng giữa các nhóm chủng tộc tại Mỹ
(05/08/2016)
Trên khắp nước Mỹ hiện nay vẫn tồn tại khoảng cách giữa người da đen và người gốc Tây Ban Nha so với người Mỹ da trắng trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng, đặc biệt là thu nhập hộ gia đình và tỷ lệ thất nghiệp. Báo cáo “The State of Black America” của Liên đoàn Đô thị Quốc gia Mỹ (NUL) công bố ngày 16/5/2016 đã khảo sát các chỉ số kinh tế của người da đen ở 70 vùng đô thị tập và của người gốc Tây Ban Nha ở 73 vùng đô thị, và thấy rằng không có khu vực nào mà người da đen được ưu tiên trong hoạt động tuyển dụng và kiếm nhiều tiền hơn người da trắng.
Hiliary Clinton chính thức trở thành đại diện của Đảng Dân chủ tranh chức Tổng thống Mỹ
(03/08/2016)
Vào ngày 26/7 vừa qua, Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chính thức trở thành nữ ứng viên đầu tiên đại diện Đảng Dân chủ tranh cử tổng thống Mỹ sau khi giành đủ số phiếu ủng hộ của các đại biểu đến từ 50 bang trong Hội nghị của Đảng.
MỸ LATINH HIỆN NAY
(31/07/2016)
Phần lớn sự chú ý của thế giới đều tập trung vào các khu vực như Trung Đông, châu Âu và châu Á. Các khu vực này đại diện cho phần lớn dân số toàn cầu và sự giàu có, hay là nơi tập trung những căng thẳng, xung đột trong địa chính trị. Tuy nhiên, khu vực Mỹ Latinh thời gian qua có rất nhiều biến động về chính trị và kinh tế quan trọng. Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhìn lại Mỹ Latinh thời gian qua.
HỒ SƠ PANAMA: VÉN MÀN HOẠT ĐỘNG TRỐN THUẾ NƯỚC NGOÀI
(31/07/2016)
Hồ sơ Panama (tên tiếng Anh: Panama Papers) là một vụ rò rỉ thông tin chưa từng có trong lịch sử với hơn 11,5 triệu file (nặng 2,6 terabyte) từ cơ sở dữ liệu của Mossack Fonseca, hãng luật nước ngoài (offshore) lớn thứ tư trên thế giới. Hồ sơ này bao gồm hòm thư điện tử, thông tin ngân hàng và hồ sơ khách hàng từ những năm 1970 cho đến nay.
TRIỂN VỌNG SAU BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ MỸ - CUBA
(17/05/2016)
Quan hệ Mỹ - Cuba đã có những bước phát triển nhanh chóng kể từ khi lãnh đạo hai nước tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao ngày 17/12/2014 đến nay. Một loạt sự kiện mang tính lịch sử trong quan hệ hai nước liên tục diễn ra trong thời gian qua, như: Tổng thống Obama và Chủ tịch Raul Castro có cuộc gặp tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Latinh (4/2015); Mỹ tuyên bố sẽ đưa Cuba ra khỏi "danh sách bảo trợ khủng bố" (5/2015); Bộ trưởng Ngoại giao Cuba đến Mỹ tham dự lễ thượng cờ mở lại Đại sứ quán Cuba tại Mỹ (20/7/2015); Ngoại trưởng Mỹ tham dự lễ thượng cờ mở lại Đại sứ quán Mỹ tại Cuba (14/8/2015).
CHUYẾN THĂM LỊCH SỬ CỦA TỔNG THỐNG MỸ TỚI CUBA
(02/05/2016)
Tổng thống Mỹ, Barack Obama đã có chuyến thăm lịch sử tới Cuba vào ngày 20/3/2016, sau hơn 56 năm Mỹ thực hiện chính sách bao vây cấm vận với Cuba. Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Mỹ đến Cuba sau 88 năm.
Xem tin phát hành ngày:
Tạp chí khoa học xã hội và nhân văn trên sóng truyền hình VTV2 (04/12/2018) Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam (06/12/2014) Tiết mục của Viện Kinh tế chính trị Thế giới (06/12/2015)

CỔNG THÔNG TIN VIỆN NGHIÊN CỨU CHÂU MỸ

Bản quyền thuộc về Viện nghiên cứu Châu Mỹ

Địa chỉ: Tầng 11 tòa nhà số 1, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

Điện thoại: (846) 2730427 Fax: (846) 2730427

Email: vias@vass.gov.vn