Ký kết Bản Ghi nhớ Hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Châu Mỹ và Khoa tiếng Bồ Đào Nha - Trường Đại học Hà Nội Ký kết Bản Ghi nhớ Hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Châu Mỹ và Khoa tiếng Bồ Đào Nha - Trường Đại học Hà Nội
(09/10/2024)
Căn cứ vào Quyết định số 90/QĐ - TTg, ngày 02/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước khu vực Mỹ Latinh giai đoạn 2022 - 2026” và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên, đồng thời tăng cường thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam với các nước Mỹ Latinh trong thời gian tới, nhất là về văn hóa, chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch… vừa qua, Viện Nghiên cứu châu Mỹ (VIAS) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS), đã có buổi làm việc và ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Khoa tiếng Bồ Đào Nha thuộc Trường Đại học Hà Nội (HANU).
Hội thảo Khoa học với chủ đề: Hội thảo Khoa học với chủ đề: "Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Mỹ - ASEAN trong bối cảnh mới"
(16/08/2024)
Sáng ngày 22/07/2024, Viện Nghiên cứu Châu Mỹ (VIAS) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) đã tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề “Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Mỹ - ASEAN trong bối cảnh mới”.
Tọa đàm Khoa học: Tọa đàm Khoa học: "Giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Brazil trong bối cảnh mới"
(03/08/2024)
Trước thềm chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng định G20 theo lời mời của Tổng thống Lula da Silva vào tháng 11 tại Brazil tới đây; Nhân dịp kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam- Brazil (8/5/1989-8/5/2024), sáng ngày 02/8/2024, tại trụ sở 176 Thái Hà, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Châu Mỹ (VIAS) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm- VASS) tổ chức Tọa đàm quốc tế với chủ đề “Giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam- Brazil trong bối cảnh mới”. Tọa đàm vinh dự được đón tiếp Ngài Marco Farani, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Liên bang Brazil tại Việt Nam.
Quyết định công khai dự toán ngân sách 2024
(26/02/2024)
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-Cp ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Thông tư số 61/2017/TTg-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ; Căn cứ quyết định số 1884/QĐ-KHXH ngày 29 tháng 12 năm 2023 về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; Xét đề nghị của phụ trách kế toán Viện Nghiên cứu Châu Mỹ,
Tính đúng đắn của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam Tính đúng đắn của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
(28/08/2023)
Quá trình đổi mới nền kinh tế ở nước ta có đặc điểm nổi bật là chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền KTTT định hướng XHCN. Việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế mới đã đem lại những biến đổi sâu sắc, toàn diện, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế - xã hội. Thực tế, đây là cả một quá trình nhận thức của Đảng về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao công tác bảo vệ chủ quyền trên biển Đông của Việt Nam
(27/05/2024)
Biển Đông tới 2030 đứng trước nhiều thử thách về an ninh (truyền thống và phi truyền thống), kinh tế (đặc biệt là trong kịch bản xung đột leo thang làm gián đoạn giao thương hàng hải), môi trường – biến đổi khí hậu, và đặc biệt là trật tự thế giới dựa trên luật lệ. Cần thẳng thắn nhìn nhận, trong mọi kịch bản leo thang thành xung đột nóng, thì Việt Nam luôn “đứng mũi chịu sào” và là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Chính vì vậy, ưu tiên chính sách cảu Việt Nam là tránh tối đa xung đột quân sự, hoặc nhanh chóng hóa giải một khi xung đột quân sự với Trung Quốc xảy ra. Các hàm ý chính sách có thể tính tới là quản lý tốt quan hệ với Trung Quốc, chính thức hóa vấn đề không sử dụng vũ lực trên biển vào trong những thỏa thuận cấp cao nhất, tăng cường hợp tác – bắt đầu từ những lĩnh vực ít nhạy cảm – để xây dựng lòng tin, đa phương hóa hợp tác, và xây dựng sức mạnh biển phù hợp với điều kiện của Việt Nam và đảm bảo giữ vững độc lập chủ quyền đất nước.
Tiềm năng cung ứng đất hiếm của Việt Nam trong bối cảnh mới Tiềm năng cung ứng đất hiếm của Việt Nam trong bối cảnh mới
(22/02/2024)
Thế giới biết tới đất hiếm là nguyên liệu chính để sản xuất con chip nhưng ứng dụng của đất hiếm còn có nhiều ứng dụng khác. Có thể hiểu, đất hiếm là tập hợp nhóm vật chất được ứng nhiều trong lĩnh vực công nghệ cao và cũng là thành phần quan trọng trong phát triển công nghiệp và các ngành công nghệ cao trên thế giới. Tuy được gọi là đất hiếm tuy nhiên trên thực tế nó lại không quá hiếm. Tuy nhiên mức độ tập trung lượng lớn đất hiếm với trữ lượng lớn tạo thành các mỏ để khai thác cho hoạt động thương mại và sản xuất không nhiều. Ngoài ra, việc khai thác đất hiếm tương đối khó khăn, chi phí cao và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao nên việc khai thác và phân tách đất hiếm bị hạn chế. Trữ lượng tài nguyên đất hiếm của Việt Nam được đánh giá đứng thứ 2 trên thế giới nhưng sản lượng đất hiếm của Việt Nam cung cấp cho thế giới vẫn còn hạn chế. Bài viết mô tả ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế tới nguồn cung ứng đất hiếm toàn cầu và đánh giá tiềm năng phát triển ngành này tại Việt Nam.
Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (02/12/1953-02/12/2023) Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (02/12/1953-02/12/2023)
(03/12/2023)
Sáng ngày 02/12/2023, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm- VASS) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập (02/12/1953-02/12/2023). Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương gửi lẵng hoa chúc mừng.
Báo cáo kinh tế Mỹ tháng 11 năm 2022 Báo cáo kinh tế Mỹ tháng 11 năm 2022
(05/12/2022)
Dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2022 giảm nhẹ so với tháng 9. Thị trường lao động thể hiện một bức tranh hỗn hợp. Động thái tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ tư liên tiếp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 2/11 là sự tiếp tục của chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ quyết liệt nhất của Ngân hàng Trung ương này kể từ đầu thập niên 1980. Chỉ trong vòng 8 tháng, lãi suất quỹ liên bang đã tăng thêm 3,75 điểm phần trăm, lên mức 3,75-4%, cao nhất kể từ tháng 1/2008.
Thông báo nộp hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp cơ sở năm 2025
(24/05/2024)
Viện Nghiên cứu Châu Mỹ xin thông báo thông tin nộp hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp cơ sở năm 2025
Kết quả cuộc khảo sát "Thái độ Xã hội về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ" năm 2020
(03/07/2020)
Nhân dịp kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, Viện nghiên cứu Châu Mỹ đã tổ chức hội thảo "Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: 25 năm hợp tác và phát triển". Trong hội thảo này, Viện nghiên cứu Châu Mỹ đã công bố kết quả cuộc khảo sát về "Thái độ Xã hội về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ" trong năm 2020. (chi tiết xem file đính kèm)
Khảo sát "Tìm hiểu thái độ của công chúng về quan hệ Việt - Mỹ"
(28/05/2020)
Tìm hiểu thái độ của công chúng về mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong 25 năm qua sau khi bình thường hóa quan hệ.
Tạp chí khoa học xã hội và nhân văn trên sóng truyền hình VTV2 (04/12/2018) Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam (06/12/2014) Tiết mục của Viện Kinh tế chính trị Thế giới (06/12/2015)

CỔNG THÔNG TIN VIỆN NGHIÊN CỨU CHÂU MỸ

Bản quyền thuộc về Viện nghiên cứu Châu Mỹ

Địa chỉ: Tầng 11 tòa nhà số 1, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

Điện thoại: (846) 2730427 Fax: (846) 2730427

Email: vias@vass.gov.vn